Nhắc tới thủ đô Hà Nội thì chắc hẳn ai cũng biết đến “Hà Nội 36 phố phường” hay “phố cổ Hà Nội”, với những con đường đã lưu giữ kí ức lịch sử của thủ đô. Phố cổ nay là điểm du lịch hấp dẫn mà du khách không thể bỏ qua khi đến đây, với những cái tên mộc mạc như Hàng Khoai, Hàng Đường, Hàng Muối... mà từ rất lâu đã đi vào lòng người Việt như một hình ảnh đại diện cho Hà Nội xưa rêu phong, cổ kính. Nơi đây còn là điểm đến hấp dẫn với khách du lịch trong chuyến khám phá Hà Nội.
 

1. Vị trí Phố Cổ

Khu phố cổ Hà Nội thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm tổng diện tích khoảng 100 ha, có 76 tuyến phố thuộc 10 phường: phường Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Buồm, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Gai, Hàng Mã, Đồng Xuân, Cửa Đông, Lý Thái Tổ. Ngày 30 tháng 3 năm 1995 của Bộ Xây dựng, khu Phố cổ Hà nội có phạm vi được xác định: phía Bắc là phố Hàng Đậu; phía Tây là phố Phùng Hưng; phía Nam là các phố Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ và Hàng Thùng; phía Đông đường Trần Quang Khải và đường Trần Nhật Duật.

Mặc dù các phố cổ của Hà Nội còn nằm cả bên ngoài khu vực này ở các quận khác như Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng; nhưng do đây là khu vực tập trung phố cổ nhiều nhất và còn giữ được những đặc trưng nên chỉ khu vực theo quy định trên được gìn giữ, bảo tồn là khu phố cổ.

tin-huu-ich-pho-co-ha-noi-du-lich-ha-noi-314
1 góc phố cổ Hà Nội

2. Các phố nghề ở phố cổ Hà Nội

Đặc trưng nổi tiếng nhất của khu phố cổ Hà Nội là các phố nghề. Thợ thủ công từ các làng nghề quanh Thăng Long xưa tụ tập về đây, tập trung theo từng khu vực chuyên làm nghề của mình. Các thuyền buôn có thể vào giữa phố để buôn bán trao đổi, khiến các phố nghề càng phát triển. Và chính sản phẩm được buôn bán trở thành tên phố, với chữ "Hàng" đằng trước, mỗi phố chuyên môn buôn bán một loại mặt hàng.

tin-huu-ich-pho-co-ha-noi-du-lich-ha-noi-314

Hiện nay, một số phố vẫn còn giữ được sản phẩm truyền thống như phố Hàng Mã, Hàng Tre, Hàng Thiếc, Thuốc Bắc... Ngoài ra một số phố tuy không giữ nghề truyền thống, nhưng cũng tập trung chuyên bán một loại hàng hóa như phố Hàng Quạt bán đồ thờ, Hàng Buồm bán bánh kẹo, phố Mã Mây chuyên dịch vụ du lịch...

tin-huu-ich-pho-co-ha-noi-du-lich-ha-noi-314
Phố Phùng Hưng ở Hà Nội

3.Nhà cổ

Một đặc trưng nữa của khu phố cổ là kiến trúc nhà cổ trong khu phố buôn bán. Những nhà cổ chủ yếu là nhà ống, mái ngói nghiêng, mặt tiền là cửa hàng buôn bán thò thụt không đều. Hình ảnh nhà cổ và mái ngói đã đi vào hội họa, thơ ca. Những ngôi nhà này chủ yếu được dựng vào thế kỉ XVIII - XIX, trước đó hầu hết là nhà mái tranh, chỉ có một số nhà giàu có, nhà của Hoa kiều mới lợp mái ngói.

Thời kì toàn quốc kháng chiến, để tránh đụng độ trực tiếp với quân Pháp và lính Lê dương, người dân và Vệ quốc quân đã đục thông tường từ nhà này sang nhà khác. Khi cần người ta có thể đi từ đầu đến cuối phố qua những lỗ hổng giữa các ngôi nhà mà không cần phải xuống đường.

Từ cuối thế kỉ XX, các nhà cổ dần dần biến mất. Thay vào đó là các ngôi nhà ống xây mới phá vỡ cảnh quan vốn có của phố cổ. Tuy vậy, bên trong các ngôi nhà vẫn là hệ thống đường đi chằng chịt

tin-huu-ich-pho-co-ha-noi-du-lich-ha-noi-314
Nhà cổ phố Mã Mây

4. Di tích

Trong khu vực phố cổ có rất nhiều di tích lịch sử lâu đời, gồm đình, đền, chùa, hội quán.

Đình: mỗi phố nghề thường có một đình để thờ tổ nghề hoặc thành hoàng làng nguyên quán. Đình ở khu này đặc biệt là tầng dưới vẫn làm cửa hàng cho thuê, tầng trên mới làm nơi thờ cúng. Qua thời gian, các đình bị lấn chiếm nhiều, rất khó tìm ra dấu.
Đền: tương tự như đình, nhiều đền cũng chỉ đặt trên tầng, phía dưới làm cửa hàng. Một số đền còn giữ được là: đền Mã Mây, đền Nhân Nội, đền Bà Chúa,
Chùa: trong khu phố cổ còn một số ngôi chùa, tuy đã bị lấn chiếm nhiều: chùa Cầu Đông, chùa Kim Cổ, chùa Thái Cam.
Hội quán: khi người Hoa đến buôn bán, đã lập ra hai hội quán: Hội quán Quảng Đông và Hội quán Phúc Kiến.
Tại khu vực khu phố cổ xưa kia có các cửa ô: ô Phúc Lâm, ô Thanh Hà (ô Quan Chưởng), ô Trừng Thanh, ô Mỹ Lộc. Hiện chỉ còn lại ô Quan Chưởng là còn nguyên vẹn.

Chợ: Bên cạnh các phố nghề, khu phố cổ cũng có một số chợ để tập trung bán các loại hàng hóa phục vụ đời sống, như chợ Đồng Xuân - Bắc Qua, chợ Hàng Da, chợ Hàng Bè.

tin-huu-ich-pho-co-ha-noi-du-lich-ha-noi-314
Chợ Đồng Xuân

5. Phố cổ Hà Nội

Trải qua bao biến cố thăm trầm lịch sử, phố cổ Hà Nội xưa và nay vẫn là khu buôn bán nhộn nhịp nhất của Hà Nội. Cuộc sống ở phố cổ tất yếu cũng dần thay đổi theo thời gian nhưng chung quy vẫn giữ được cốt cách của những tiểu thương mau mắn. Ngày nay, các tuyến phố đi bộ cũng được mở tại đây.

- Hiện một số phố nghề ở khu phố cổ vẫn còn giữ được sản phẩm truyền thống như phố Hàng Mã, Hàng Tre, Hàng Thiếc... Và một số phố tuy không giữ nghề, nhưng cũng tập trung chuyên bán một loại hàng hóa như phố Hàng Quạt bán đồ thờ, Hàng Buồm bán bánh kẹo, phố Mã Mây chuyên dịch vụ du lịch...

Đặc biệt, phố cổ Hà Nội về đêm trở nên rất sống động, nhất là vào những ngày cuối tuần. Chỉ cần rảo bước trên các tuyến đi bộ, bạn sẽ thấy muôn vàn sắc màu cuộc sống, từ gia đình dắt trẻ nhỏ tung tăng, đến nhóm bạn thi tài nhảy múa, hay tấp nập du khách ta lẫn tây cùng nhau dạo phố, chuyện trò rôm rả...

- Một thú vui không thể bỏ qua là thưởng thức ẩm thực phố cổ Hà Nội với phong phú các loại hình ăn uống, đâu đâu cũng thấy hàng quán, từ hình thức vỉa hè đến sang trọng sau lớp cửa kính. Những quán cà phê cóc, bia vỉa hè, các hàng lẩu, đồ nướng, bún miến, cháo phở, và đủ các món ăn vặt... xen nhau, tràn cả xuống lòng phố.

- Khu phố cổ Hà Nội có gì hay nữa, đó là khi các tuyến phố đi bộ lên đèn thì cũng là lúc nơi đây biến thành sân khấu ngoài trời cho các nhóm nghệ sĩ tài năng biểu diễn, từ cổ truyền, dân gian, cho đến các tiết mục ca hát, nhảy múa, hòa tấu nhạc đương đại... làm mê mẩn bao tâm hồn du khách lẫn người dân phố cổ.
 

tin-huu-ich-pho-co-ha-noi-du-lich-ha-noi-314
Phố cổ Hà Nội một sớm ban mai thanh bình