Văn Miếu Quốc Tử Giám là ngôi trường tụ hội những anh tài tri thức của nước nhà. Giờ đây, nó đã trở thành một di tích lịch sử văn hóa, tâm linh, là biểu tượng của trí tuệ và truyền thống hiếu học của Việt Nam ta. Là quần thể di tích đa dạng, phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long. Quần thể kiến trúc Văn Miếu Quốc Tử Giám bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám và vườn Giám

Lịch sử Văn Miếu Quốc Tử Giám

Văn miếu được xây dựng từ năm 1070, tức năm Thần Vũ thứ hai đời Lý Thánh Tông. Năm 1076, Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử giám ở bên cạnh Văn miếu, có thể coi đây là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam. Ban đầu, trường chỉ dành riêng cho con vua và con các bậc đại quyền quý và sau này trường được mở rộng cho toàn dân những con em có tinh thần hiếu học để được vào học

tin-huu-ich-van-mieu-quoc-tu-giam-truong-dai-hoc-dau-tien-cua-nuoc-viet-nam-307
Văn Miếu ở Hà Nội

Kiến trúc Quốc Tử Giám

Văn Miếu Quốc Tử Giám có tổng khuôn viên khoảng 54.331 m2, được chia làm các công trình kiến trúc khác nhau. Cổng Tam quan của Văn Miếu có dòng chữ Hán tự “Văn Miếu Môn”. Bên trong gồm các công trình: Văn Miếu môn, Hồ Văn, Khuê Văn Các, Đại Trung môn, Đại Thành môn, giếng Thiên Quang, nhà Thái học, Bia Tiến sĩ….

Văn Miếu được thiết kế theo bố cục Nho giáo đăng đối từng lớp, từng khu theo trục Bắc Nam. Từ phía cổng lớn đi vào là tứ cột trụ và hai bia Hạ mã hai bên. Đi vào phía trong các khu vực Nội Tự được ngăn cách bởi hồ nước, sân đình rộng hay lối đi với khoảng không rộng 2 bên. Trước khi vào mỗi khu bạn sẽ bước qua hệ thống cửa bao gồm một cửa chính và hai cửa phụ hai bên. Tất cả các cửa cổng ra vào các khu Nội Tự, miếu, điện thờ, nhà Thái Học đều được thiết kế mái nóc với đôi rồng chầu mặt nguyệt mang đậm phong cách kiến trúc phương Đông cổ xưa.

tin-huu-ich-van-mieu-quoc-tu-giam-truong-dai-hoc-dau-tien-cua-nuoc-viet-nam-307
Sơ đồ Văn Miếu Quốc Tử Giám

Hiện nay, Văn Miếu Quốc Tử Giám là địa chỉ du lịch nổi tiếng của Việt Nam. Hàng năm, Văn Miếu thường xuyên tổ chức các hoạt động, đón tiếp hàng nghìn sinh viên, học sinh trong nước đến dâng hương thể hiện tinh thần khuyến học, tôn vinh truyền thống tôn sư trọng đạo, trọng nhân tài, hiếu học của đất nước. Và đây cũng là địa điểm mà du khách có thể lựa chọn khi chọn tour kết hợp du lịch Hạ Long 

tin-huu-ich-van-mieu-quoc-tu-giam-truong-dai-hoc-dau-tien-cua-nuoc-viet-nam-307
Hình ảnh du khách tham quan Văn miếu Quốc Tử giám

Kiến trúc Văn Miếu Quốc Tử Giám đầu tiên phải kể đến Văn Miếu Môn. Xưa kia, dù là quan lại quyền quý hay công hầu khanh tướng, khi qua Văn Miếu Môn đều phải xuống ngựa, xuống võng mà đi bộ. Có thể thấy Văn Miếu rất tôn nghiêm. Trên đỉnh của Văn Miếu Môn được đặt hai con nghê hướng đầu vào nhau. Hai con vật linh thiêng này có khả năng phân biệt thiện ác bổn tính.

 

tin-huu-ich-van-mieu-quoc-tu-giam-truong-dai-hoc-dau-tien-cua-nuoc-viet-nam-307
Văn Miếu Môn

Đại Trung Môn là cổng thứ hai của Văn Miếu đi thẳng vào qua cổng chính Văn Miếu Môn. Đại Trung Môn gồm 3 gian được xây trên nền gạch cao và lợp ngói mũi hài theo phong cách mái đình thời xưa. Trước và sau Đại Trung Môn là không gian rộng lớn đầy cây cỏ, hồ nước, những con đường nhỏ song song nối dài tạo nên cảm giác thâm nghiêm, thanh nhã, tĩnh mịch của chốn “văn vật sở đô”.

tin-huu-ich-van-mieu-quoc-tu-giam-truong-dai-hoc-dau-tien-cua-nuoc-viet-nam-307
Đại Trung Môn

Khuê Văn Các là một lầu vuông tám mái cao gần 9 thước bao gồm 4 mái hạ và 4 mái thượng. Đây là công trình do Tổng trấn Nguyễn Văn Thành cho xây dựng vào những năm 1805 dưới triều nhà Nguyễn. Lầu gác được dựng trên một nền đất vuông mỗi bề rộng 6,8 mét.
Kiến trúc của Khuê Văn Các rất độc đáo dạng cổ lầu với tầng dưới là 4 trụ gạch vuông dài 1 mét là bệ đỡ cho tầng gác phía trên. Các trụ này đều được chạm trổ, điêu khắc hoa văn rất sắc sảo và tinh vi. Tầng trên của Khuê Văn Các là kiến trúc gỗ sơn son thiếp vàng với mái ngói đỏ chồng 2 lớp phía trên tạo thành công trình 8 mái rất đặc biệt. Bốn bên tường gác là các cửa sổ tròn được ví như mặt trời hoặc ngôi sao khuê tỏa sáng.

tin-huu-ich-van-mieu-quoc-tu-giam-truong-dai-hoc-dau-tien-cua-nuoc-viet-nam-307
Khuê Văn Các

Thời gian tham quan di tích  Văn Miếu Quốc Tử Giám này chỉ mất từ 1 đến 3 tiếng từ trung tâm thủ đô Hà Nội. Vì vậy du khách nên có một lịch trình tham quan thêm các điểm khác gần Văn Miếu như ga Hà Nội, chùa Quán Sứ, di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò hoặc Tháp Hà Nội… hay có thể kêt hợp các vơi các tỉnh , thành phố khác như kết hợp với du lịch Hạ Long…..Nếu có dịp đến thăm Hà Nội bạn hãy nhớ ghé thăm nơi đây để cảm nhận được tinh thần hiếu học, truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam trải dài xuyên suốt các thế kỷ!