Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng hiện đang là nơi trưng bày, cất giữ, lưu trữ những di vật nghệ thuật điêu khắc của vương quốc Champa. Ngôi nhà được mô phỏng theo đường nét kiến trúc kiểu tháp Chăm cổ, nằm trong khuôn viên có nhiều cây sứ cổ thụ và thường được người dân nơi đây gọi là “Bảo tàng Chăm”

Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng mở cửa vào 1919 và tính đến nay đã được hơn 100 năm lưu giữ và bảo tồn những tinh hoa của vương quốc Chăm Pa cổ. Bạn có ý định du lịch Đà Nẵng, hãy nhớ ghé thăm Bảo tàng điêu khắc để hồi tưởng về thời kỳ vàng của người Chăm Pa, nơi đây còn là kho sử huy hoàng một thời của vương quốc Chăm Pa.

tin-huu-ich-bao-tang-dieu-khac-cham-voi-loi-kien-truc-da-nang-283
Bên trong bảo tàng điêu khắc Chăm

Bảo tàng Điêu khắc Chăm có tên đầy đủ là Bảo tàng Điêu khắc Chăm Pa, tên gọi khác là Cổ viện Chàm. Địa chỉ số 02, đường 2 tháng 9, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng. Bảo tàng Điêu khắc Chăm nằm tại ngã tư giao thoa giữa đường 2/9 và đường Trưng Nữ Vương, đối diện với Trung tâm Truyền hình Việt Nam, rất dễ tìm đường cho các du khách muốn đến tham quan. Nơi đây là một trong những địa chỉ check-in Đà Nẵng mang giá trị văn hóa - lịch sử được đông đảo du khách trong và ngoài nước lựa chọn. 

tin-huu-ich-bao-tang-dieu-khac-cham-voi-loi-kien-truc-da-nang-283
Góc nhìn từ xa của bảo tàng

Bảo tàng lưu giữ các hiện vật văn hóa Chăm Pa lớn nhất cả nước, với tổng diện tích lên tới 6.673m2. Trong đó, 2.000m2 được sử dụng để trưng bày các di vật cổ, còn lại là bộ sưu tập tranh ảnh, tài liệu quý hiếm bậc nhất về nền văn hóa Chăm.

Bảo tàng Nghệ thuật Điêu khắc Chăm Đà Nẵng chính thức mở cửa cho tham quan từ năm 1919. Hàng ngàn du khách từ mọi lứa tuổi đến đây mỗi năm để tìm lại dấu ấn của vương quốc Chăm hưng thịnh một thời, với giá trị văn hóa lịch sử và tinh hoa nghệ thuật điêu khắc độc đáo. 

tin-huu-ich-bao-tang-dieu-khac-cham-voi-loi-kien-truc-da-nang-283

Ý tưởng xây dựng Bảo tàng Điêu khắc Chăm đã được manh nha từ năm 1902. Sau đó, tòa nhà đầu tiên của bảo tàng đã được xây dựng theo kiến trúc của người Pháp và có sử dụng một số đường nét tiêu biểu của kiến trúc Chăm Pa. Đến năm 1919, bảo tàng bắt đầu mở cửa cho khách tham quan. Năm 1930, bảo tàng thi công mở rộng lần thứ nhất để có không gian lưu trữ các cổ vật được khai quật và định hình lại lộ trình tham quan theo thứ tự vùng miền.

Tới những năm 2000, cụ thể là 2011, Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng đã được xếp hạng bảo tàng hạng 1 tại Việt Nam. Đây chính là sự khẳng định cho những đóng góp to lớn của bảo tàng trong việc lưu trữ và bảo tồn các giá trị văn hóa Chăm.

tin-huu-ich-bao-tang-dieu-khac-cham-voi-loi-kien-truc-da-nang-283
Những hiện vật lâu đời của vương quốc Chăm Pa được luu trữ ở bảo tàng

Kiến trúc của bảo tàng Chăm

Trải qua nhiều chiến tranh, kiến trúc của bảo tàng vẫn giữ nguyên vẹn và là nhân chứng lịch sử. Đến với bảo tàng Chăm không chỉ tìm hiểu về một phần lịch sử Việt Nam thông qua hàng ngàn hiện vật mà còn chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo giao thoa giữa Á Đông và phong cách Pháp. 

Sau thời gian trùng tu và nâng cấp, nơi đây đã có thêm không gian cho các hoạt động giáo dục, khu vực dịch vụ, khu vực biểu diễn. Dãy hành lang trong bảo tàng còn được đặt tên theo các địa danh: Quảng Nam, Bình Định, Quảng Ngãi, Kontum.

Bảo tàng chính là nơi đúc kết của tâm huyết, đam mê và công sức của những nhà khảo cổ học đến từ trường Viễn Đông Bác Cổ (Pháp), nhà kiến trúc sư người Pháp và những người Việt Nam đam mê khảo cổ.

tin-huu-ich-bao-tang-dieu-khac-cham-voi-loi-kien-truc-da-nang-283
Bên trong khuôn viên của bảo tàng

Bảo tàng lưu trữ hàng ngàn cổ vật

Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng luu giữ hơn 2000 cổ vật với các kích thước lớn nhỏ khác nhau. Tất cả đều được thu thập từ những người có tâm huyết với cổ vật trên khắp cả nước.

tin-huu-ich-bao-tang-dieu-khac-cham-voi-loi-kien-truc-da-nang-283

Bảo tàng điêu khắc Chăm hiên nay đang trưng bày 3 bảo vật quốc gia là: Đài thờ Mỹ Sơn E1, Tượng Bồ Tát Tara, Đài thờ Tà Kiệu. Đây đều là những món bảo vật, quý giá được gìn giữ toàn vẹn cho đến ngày nay, đồng thời cũng là những kiệt tác bất hủ của nền nghệ thuật điêu khắc Chăm.

Đài thờ Mỹ Sơn E1 sẽ bao gồm các bức chạm thể hiện sinh động cuộc sống sinh hoạt của các tu sĩ Ấn Độ Giáo trong rừng sâu.

Đà thờ Trà Kiệu được mệnh danh là một trong những kiệt tác bất hủ được chạm trổ trau chuốt, tỉ mỉ đến từng milimet.

Tượng Bồ Tát Tara được đúc bằng đồng với chiều cap 1.148m cũng chính là bức tượng đồng lớn nhất tại bảo tàng Điêu Khắc Chăm Đà Nẵng.

tin-huu-ich-bao-tang-dieu-khac-cham-voi-loi-kien-truc-da-nang-283 tin-huu-ich-bao-tang-dieu-khac-cham-voi-loi-kien-truc-da-nang-283 tin-huu-ich-bao-tang-dieu-khac-cham-voi-loi-kien-truc-da-nang-283
3 bảo vật quốc gia được trưng bày và giữ toàn vẹn tại đây

Tuy nơi đây không phải là nơi tâm linh nhưng bảo tàng vẫn có những lưu ý cần tránh đối với những ai tham quan trong bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng:

Du khách không nằm trong trường hợp được miễn giảm, phải mua vé tham quan và xuất trình để được vào bảo tàng.  

Tuyệt đối, chỉ xem chứ không được sờ, nắm, đụng chạm vào các hiện vật trưng bày để hạn chế rủi ro có thể xảy ra.  

Đồng thời, bạn cũng không được leo trèo hay ngồi lên các kệ trưng bày bảo vật.

 

tin-huu-ich-bao-tang-dieu-khac-cham-voi-loi-kien-truc-da-nang-283
Một vài lưu ý khi tham quan bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng

Ta có thể nhận thấy bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng là một nơi thú vị cho du khách du lịch Đà Nẵng nên ghé một lần. Do đó mà điểm này được góp mặt trong danh sách bản đồ du lịch Đà Nẵng là nơi góp ý cho du khách khi đến chọn điểm đến là Đà Nẵng để tham quan khám phá. Ngoài ra Đà Nẵng còn nhiều điểm đến tham quan song song với bảo tàng Điêu khắc Chăm rất đáng để dân du lịch ghi chú lại.