Cao nguyên đá Đồng Văn(hay sơn nguyên Đồng Văn)là một cao nguyên đá trải rộng trên bốn huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc của tỉnh Hà Giang, Việt Nam. Ngày 3 tháng 10 năm 2010, hồ sơ "Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn" đã được Hội đồng tư vấn Mạng lưới Công viên Địa chất Toàn cầu(GGN)của UNESCO chính thức công nhận là Công viên địa chất toàn cầu. Vào thời điểm đó, đây hiện là danh hiệu duy nhất ở Việt Nam và thứ hai ở Đông Nam Á.

Cao nguyên đá Đồng Văn là một trong những vùng đá vôi đặc biệt của cả nước, có sức lôi cuốn mạnh mẽ đối với du khách và những nhà nghiên cứu khoa học bởi chúng chứa đựng những dấu ấn tiêu biểu về lịch sử phát triển của vỏ trái đất, những hiện tượng tự nhiên, những cảnh quan đặc sắc, tính đa dạng sinh học cao. Theo khảo sát của các nhà khoa học Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản thì Cao nguyên đá Đồng Văn có 11 hệ tầng địa chất gồm: Chang Pung, Lutxia, Sika, Làng Xảng, Si Phai, Tốc Tát, Lũng Nậm, Bắc Sơn, Đồng Đăng, Sông Hiến và Hồng Ngài, trong đó Chang Pung là hệ tầng cổ nhất có niên đại hơn 545 triệu năm.

tin-huu-ich-kham-pha-cong-vien-dia-chat-cao-nguyen-da-dong-van-ha-giang-339

“Không có ngọn núi nào cao hơn đầu gối” - câu thành ngữ này của người Mông bạn sẽ càng thấy tuyệt đẹp hơn khi tới Cao nguyên đá Đồng Văn, đặt chân lên một vùng núi đá vôi hùng vĩ có độ cao trên 1.000m. Cao nguyên đá Đồng Văn với bạt ngàn là đá núi. Đá dựng thành giăng lũy, đá bao phủ khắp núi non hiểm trở, lớp nọ chồng lớp kia đủ các hình thù kỳ dị. Cao nguyên đá Đồng Văn nằm ở vùng núi cực bắc của Việt Nam, có diện tích là 2356,8km² và độ cao trung bình là khoảng 1.400 –1.600m. Cao nguyên có nhiều khu vực núi đá vôi nằm sát chí tuyến Bắc, có độ dốc khá lớn. Các thung lũng, sông, suối bị chia cắt rất nhiều. 

Hiện khu vực cao nguyên đá Đồng Văn là nơi cư ngụ của khoảng 250.000 người dân thuộc 17 dân tộc thiểu số khác nhau của Việt Nam, trong đó ngoài người H'Mông, Dao, Tày, Nùng còn có các dân tộc như La Chí, Pu Péo, Pà Thẻn, Lô Lô duy nhất sinh sống tại đây. Mỗi dân tộc có một nét sinh hoạt và tập tục lễ hội riêng tạo nên di sản văn hóa độc đáo và phong phú của khu vực này với những “Chợ tình Khau Vai”, Lễ hội “Gầu Tào” của người Mông, Lễ hội “Cúng thần rừng” của người Pu Péo, Lễ ấp sắc của người Dao...

tin-huu-ich-kham-pha-cong-vien-dia-chat-cao-nguyen-da-dong-van-ha-giang-339

Có niên đại từ kỷ Cambrian (khoảng 550 triệu năm trước), đến nay, Cao nguyên đá Đồng Văn đã trải qua 7 thời kỳ địa chất khác nhau. Du khách đến đây, có thể nhìn tận mắt những dấu vết còn lưu lại trong các di chỉ cổ sinh vật học, địa tầng, địa mạo, kiến tạo, karst, hang động và đứt gãy quan trọng.

Những "vết tích" này còn phản ánh hai trong số năm sự kiện lớn trong lịch sử sinh giới của Trái đất là những ranh giới tuyệt chủng sinh giới hàng loạt. Cụ thể là Biến cố sinh học Devon muộn xảy ra ở ranh giới Frasnian-Famennian, khoảng 364 triệu năm trước, làm cho 19% số họ và 50% số giống cổ sinh bị tuyệt diệt và Biến cố sinh học Permi-Trias xảy ra cách đây 251 triệu năm trước, là sự kiện lớn nhất trong 5 biến cố của sinh giới, làm tuyệt diệt khoảng 90% số giống và loài sinh vật biển.

Không chỉ đa dạng về cổ sinh vật, Cao nguyên đá Đồng Văn còn có hai khu bảo tồn thiên nhiên là Khu bảo tồn thiên nhiên Du GiàKhu bảo tồn loài và sinh cảnh Khau Ca. Hai khu bảo tồn này phong phú về các loài động, thực vật như cây lá kim, sơn dương phương Nam (một loài dê núi đơn độc) và nhiều loài chim bản địa.

Do đó, nơi này có hệ động thực vật rất phong phú, bao gồm 289 loài thực vật bậc cao, thuộc 83 họ; hệ động vật trên núi đá vôi với 171 loài trong 73 họ và 24 bộ. Có 27 loài gồm 17 loài thú, 2 loài chim và 8 loài bò sát là những động vật quý hiếm được ghi trong Sách đỏ Việt Nam.

tin-huu-ich-kham-pha-cong-vien-dia-chat-cao-nguyen-da-dong-van-ha-giang-339
Voọc mũi hếch là 1 trong 25 loài linh trưởng có nguy cơ tuyệt chủng trên thế giới

Với gần ¾ diện tích là núi đá tai mèo, cộng với địa hình núi cao, khí hậu khắc nghiệt. Ngoài cây lương thực là ngô ra, thì diện tích đất trồng được lúa và những cây hoa màu khác là rất hiếm. Và có lẽ, kỹ thuật canh tác trên miền đá xám Cao nguyên đá Đồng Văn là một trong những hình ảnh về cuộc mưu sinh không có ở bất cứ nơi đâu.

Du lịch Hà Giang, đặc biệt là vào ở cao nguyên Đá Đồng Văn bạn sẽ cảm nhận được sự đa dạng quanh năm. Vào tháng 1-2 là tháng mùa hoa đào, tháng 3-4 mùa hoa gạo nở, tháng 6-8 là mùa trồng trọt, tháng 9-10 bắt đầu mùa lúa chín và khoảng tháng 10-12 là mùa hoa Tam Giác Mạch nổi tiếng

tin-huu-ich-kham-pha-cong-vien-dia-chat-cao-nguyen-da-dong-van-ha-giang-339
Trồng ngô ở cao nguyên đá Đồng Văn

Đến với Hà Giang, đến với Đồng Văn bạn không chỉ khám phá trải nghiệm khung cảnh núi rừng hoang sơ hùng vĩ mà còn góp phần phát triển du lịch bền vững, tạo nguồn thu nhập cho người dân nơi đây có được cuộc sống ổn định hơn bằng cách khai thấc văn hóa bản địa trong sự hòa hợp với tự nhiên.