Bảo tàng Quang Trung tập trung thờ và tưởng niệm anh hùng áo vải Nguyễn Huệ, lưu giữ những hiện vật lịch sử liên quan đến Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, dấu tích ba anh em Nhà Tây Sơn: Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ. Bảo tàng Quang Trung là địa chỉ hấp dẫn các nhà nghiên cứu, du khách trong và ngoài nước khi đến với vùng đất Nam Trung Bộ, một trong những bảo tàng thu hút được đông đảo khách tham quan du lịch và tìm hiểu về lịch sử nhiều nhất ở Việt Nam.

Bảo tàng nằm ở khối , thị trấn Phong Phú, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Bảo tàng được xây dựng trên nền nhà củ của 3 anh em nhà Tây Sơn, vùng đất quê hương của Tây Sơn Tam Kiệt.

Ngày 30 tháng 6 năm 1989, tỉnh Bình Định tách ra từ Nghĩa Bình, bảo tàng nằm ở Bình Định, vị trí địa lý từ đó đến nay là thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Ngày 25 tháng 6 năm 2015, Bộ Xây dựng ban hành quyết định công nhận thị trấn Phú Phong là đô thị loại IV.

Lúc xây dựng, khu Bảo tàng Quang Trung bao gồm kiến trúc bảo tàng mới xây với Nhà biểu diễn nhạc – võ Tây Sơn, Nhà rông Tây Nguyên và phần Đền thờ Tây Sơn tam kiệt trong quần thể khu vực. Phía trước bảo tàng là bức tượng Vua Quang Trung được xây dựng năm 1979, trở thành điểm đại diện và trung tâm của toàn thể khu vực. Năm 2007, tỉnh Bình Định có quyết định mở rộng tiếp khu đất di tích Điện Tây Sơn ra hướng Nam, sát bờ Bắc sông Côn, bao quanh cả khu di tích lịch sử bến Trường Trầu. Từ đây, bảo tàng bao gồm thêm bến Trường Trầu. Năm 1996, trước sự xuống cấp của công trình, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định đã cho trùng tu, nâng cấp nhà bảo tàng, tập trung vào Điện Tây Sơn. Công trình được khởi công vào tháng 4 năm 1998 và hoàn thành vào cuối năm, trong đó Điện Tây Sơn mới với quy mô to lớn hơn được xây dựng trên nền cũ, kịp phục vụ Lễ kỷ niệm 210 năm năm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa ngày mùng Năm tháng Giêng, năm Kỷ Mão tức 20 tháng 2 năm 1999. Năm 2015, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định quyết định tiến hành nâng cấp bảo tàng, dự toán kinh phí là 211 tỷ đồng. Ngày 22 tháng 11 năm 2019, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Định tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm xây dựng Bảo tàng Quang Trung.

 

tin-huu-ich-bao-tang-quang-trung-noi-luu-tru-ky-uc-thoi-tay-son-291
tượng hoàng đế Quang Trung

Bảo tàng Quang Trung cách Thành phố Quy Nhơn 35 km hướng Tây Bắc, hoàn thành năm 1979, được mở rộng lên 13,8 ha năm 1999, thêm 2,1 ha năm 2007, đến nay có diện tích 150.000 m². Bảo tàng bao gồm tượng đài Quang Trung ở khu trung tâm phía trước; Đền thờ Tây Sơn tam kiệt – di tích đặc biệt; khu Nhà biểu diễn nhạc – võ Tây Sơn, Nhà rông Tây Nguyên; khu nhà trưng bày vật phẩm bảo tồn; khu thiên nhiên cảnh quan với cây me đặc biệt hơn 300 năm tuổi, giếng nước cổ của họ Nguyễn Tây Sơn; bến Trường Trầu trong quá trình tái thiết và quảng trường Tây Sơn ở khu vực trước cửa, nối bảo tàng và sông Côn.

tin-huu-ich-bao-tang-quang-trung-noi-luu-tru-ky-uc-thoi-tay-son-291
cổng vào bảo tàng Quang Trung

Đền thờ Tây Sơn Tam Kiệt

Đền thờ Tây Sơn tam kiệt hay Điện Tây Sơn thời đầu thế kỷ XIX mang tên danh nghĩa là Đình làng Kiên Mỹ, nằm trong khu vườn với diện tích 2.323 m², bên cạnh có giếng nước cổ và cây me nhà trồng. Ban đầu, đình được xây dựng với kiến trúc theo kiểu nhà mái lá miền Trung, có diện tích trên 100 m², gồm tiền đường, hậu tẩm, chất liệu bằng gỗ, mái lợp tranh, vách đất, có trình cấu, cột lỏng đỡ các vì kèo đầu chạm long, phụng, cửa bàn pha. Đình đã từng nổi tiếng khắp vùng với những cột đình lớn, được cho là lớn hơn vòng tay người bình thường, dân gian vẫn còn lưu truyền câu tục ngữ: Hạc chợ Đình, cột đình Kiên Mỹ. Nội thất đình được bài trí theo nghi thức đình làng ở miền Trung. Nhà tiền đường thờ Thành hoàng, nhà hậu tẩm thờ Tây Sơn tam kiệt.

tin-huu-ich-bao-tang-quang-trung-noi-luu-tru-ky-uc-thoi-tay-son-291

về thăm Bảo Tàng Quang Trung trong tour du lịch Quy Nhơn, du khách sẽ như được ngược dòng lịch sử để sống với tinh thần thượng võ, anh hùng, nghĩa hiệp, ý chí đấu tranh kiên cường, bất khuất, giữ gìn quê hương, đất nước qua lịch sử oai hùng của phong trào khởi nghĩa Tây Sơn và những chiến công hiển hách, lừng lẫy của Quang Trung – Nguyễn Huệ.

Khi đến bảo tàng quang trung mà không thưởng thức nhạc võ và xem biểu diễn võ thuật là 1 thiếu sót rất lớn. (Vé xem 20.000 đ/Người cho đoàn 20 người trở lên).

Nhạc võ Tây Sơn với một bộ 12 trống tượng trưng cho 12 con giáp. Một bài trống gồm ba hồi: xuất quân xung trận, hãm thành và ca khúc khải hoàn. Khi nghe bài trống này, du khách sẽ cảm thấy cảnh mưa rào thác đổ, khi nhặt khi khoan, khi dồn dập bức tim, khi hào hùng phấn chấn. Tương truyền ngày xưa, nhạc võ được đánh để kích thích tinh thần của nghĩa quân Tây Sơn.

 

tin-huu-ich-bao-tang-quang-trung-noi-luu-tru-ky-uc-thoi-tay-son-291
biểu diễn võ thuật Tây Sơn