Trong tất cả các tôn giáo tồn tại cho đến ngày nay tại Việt Nam, đạo Cao Đài được cho là tôn giáo dung hòa và kết hợp tỉ mĩ từ nhiều tôn giáo lớn trên thế giới đã từng tồn tại ở Việt Nam qua từng thời kỳ. Cùng tourgiatot.vn tiềm hiểu về tôn giáo do người Việt Nam sáng lập này nhé.

NGUỒN GỐC VỀ ĐẠO CAO ĐÀI

Đạo Cao Đài hay Cao Đài giáo là một tôn giáo thờ Thượng Đế được thành lập ở miền Nam Việt Nam vào năm 1926.

Lịch sử hình thành của đạo Cao Đài gắng liền với nghi thức Cầu Cơ tại Việt Nam vào đầu thế kỷ XX.

Theo tài liệu về tôn giáo của đạo môn đồ đầu tiên là ông Ngô Văn Chiêu, ông thường sử dụng hình thứ Cơ Bút ( hay Cầu Cơ ) để giao tiếp với thần tiên. Ông đã thông qua hình thức cơ bút để hình thành nên nền tảng của Tôn Giáo .

Đạo Cao Đạo được xem là một tôn giáo lớn tại Việt Nam, nhờ vào chính sách mở cửa của chính quyền Việt Nam từ năm 1995 đến năm 2011, các tôn giáo trong đó có cả đạo Cao Đài cũng được dễ thở hơn. Tòa thành Tây Ninh chính thức được mở cửa cho hoạt động tôn giáo và được xem là một di tích tham quan du lịch nổi tiếng của Việt Nam khi đến Du Lịch Tây Ninh

 

tin-huu-ich-toa-thanh-cao-dai-tim-hieu-ve-dai-dao-tam-ky-pho-do-337
Các vị trí thần thánh trong Đạo Cao Đài

TÒA THÁNH CAO ĐÀI - TÂY NINH

Đây được xem là địa điểm không thể nào bỏ qua khi đi du lịch Tây Ninh, nơi được xem là trụ sở và là trung tâm của Đạo Cao Đài, tòa thánh Tây Ninh hay còn gọi là Chùa Tòa Thánh, tọa lạc trên đường Phạm Hộ trong khuôn viên nội ô tòa thánh, tại phường Long Hoa, thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh; cách trung tâm Thành phố Tây Ninh khoảng 5 km về phía Đông Nam.

Đây là trụ sở chính và là nơi thờ tự cấp trung ương của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.

 

tin-huu-ich-toa-thanh-cao-dai-tim-hieu-ve-dai-dao-tam-ky-pho-do-337
Tòa Thánh Cao Đài

TÒA THÁNH ĐƯỢC XÂY DỰNG KỲ DIỆU NHƯ THẾ NÀO ?

Theo truyền thuyết kể lại thì việc xây dựng tòa thánh được đức hộ pháp Phạm Công Tắc xây dựng bằng cách nằm mộng và được Cao Đài tiên ông hưỡng dẫn tạo tác, đêm nằm mơ đến đâu thì sáng dậy làm đến đó. hoàng toàn không dựa vào bản vẽ hay thiết kế trên giấy tờ.

Đền thánh được góp sức xây dựng bởi người dân và họ không lấy bất kỳ chi phí công sức nào, trong lúc xây dựng họ phải lập lời thề ăn chay, và không được phép lập gia đình nhằm đảm bảo sự thanh sạch và tính cân bằng âm dương cho công trình.

tin-huu-ich-toa-thanh-cao-dai-tim-hieu-ve-dai-dao-tam-ky-pho-do-337
Tòa thánh nhìn từ Flycam

Tòa thánh là công trình kiến trúc mang đậm nét kiến trúc đặc trưng của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, đây được xem là nét kiến trúc độc đáo giữa sự pha trộn giữa phong cách của nhiều văn minh tôn giáo lớn trên thế giới. 

Cụ thể nơi đây gây sự chú ý bởi hai lầu tháp chuông cao ở chính diện, công trình có nét tương đồng với kiến trúc Gothic tại các nhà thờ Thiên Chúa giáo, phần giữa tòa thánh được thiết kế với tượng Đức Phật Di Lặc ngự trị ở phần nóc.

Tòa thánh còn là sự liên kết giữa hình vuông của đất, hình tròn của trời đây cũng là triết lý về vũ trụ âm dương của Nho Giáo.

Ngoài ra Bát Quái Đài của Đạo Cao Đài có hình dạng tương đồng với Bát Quái Đồ của Đạo Tiên.

tin-huu-ich-toa-thanh-cao-dai-tim-hieu-ve-dai-dao-tam-ky-pho-do-337 tin-huu-ich-toa-thanh-cao-dai-tim-hieu-ve-dai-dao-tam-ky-pho-do-337
Bên trong Tòa Thánh

KHÁM PHÁ CÁC LỄ HỘI TẠI TÒA THÁNH

Đại lễ hội Yến Diêu Trì Cung chỉ được tổ chức tại Tòa Thánh không được tổ chức ở nơi nào khác, phần lễ theo truyền thống của đạo lễ được cúng vào đêm 15 âm lịch, kéo dàu từ chiều đến 12 giờ đêm với nhiều hoạt động như:

Rước cộ Bông đức Phật Mẩu, Cửu Vị Tiên Nương, múa Rồng Nhang, Ngọc Kỳ Lân, Quy, Phụng, cùng với các loại hình múa là các đội nhạc hoành tráng.

Đặc biệt, múa Rồng nhang là một nét đặc trưng chỉ có ở Tây Ninh. Con rồng dài gần 20 mét được điều khiển bởi 30 vũ công. 

tin-huu-ich-toa-thanh-cao-dai-tim-hieu-ve-dai-dao-tam-ky-pho-do-337 tin-huu-ich-toa-thanh-cao-dai-tim-hieu-ve-dai-dao-tam-ky-pho-do-337
Lễ hội Yến Diêu Trì Cung

Lễ Vía Đức Chí Tôn thời gian tổ chức vào mùng 09 tháng Giêng hằng năm.

Lễ vía Đức Chí Tôn là một trong những lễ hội được tổ chức bởi Đạo Cao Đài khá nổi tiếng được đông đảo người dân địa phương và khách du lịch biết đến.

Hệ thống dàn nhạc sắc tộc cũng được thực hiện trước đền thánh.

Du khách đến tham quan Tòa Thánh Tây Ninh trong thời điểm tổ chức lễ hội còn được trải nghiệm với 31 gian hàng trưng bày nhiều mô hình lịch sử. Với hoạt động này, bạn sẽ phần nào hiểu biết thêm về văn hóa và những giá trị nhân văn của con người và truyền thống nơi đây.

tin-huu-ich-toa-thanh-cao-dai-tim-hieu-ve-dai-dao-tam-ky-pho-do-337 tin-huu-ich-toa-thanh-cao-dai-tim-hieu-ve-dai-dao-tam-ky-pho-do-337
Lễ Vía Đức Chí Tôn