Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên Đà Lạt là một lễ hội đặc sắc của những người dân tộc Tây Nguyên, những chiếc cồng chiêng xuất xứ khi nào thì không ai biết được, nhưng được biết là cồng chiêng là các dụng cụ phát ra âm thanh thường được dùng trong các buổi cúng tế hoặc làm nhạc cụ mọi người tụ hợp nhau nhảy múa quanh đống lửa, cho nên đã hình thành một tập quán riêng biệt đặc sắc của người dân tộc Tây Nguyên.

Giới thiệu về Cồng Chiêng Tây Nguyên

Cồng chiêng là những loại nhạc khí được làm bằng hợp kim đồng, có khi pha vàng, bạc hoặc đồng đen.
– Cồng là loại có núm chính giữa.
– Chiêng không núm.
Nhạc cụ này có nhiều cỡ, đường kính từ 20cm đến 60cm, loại cực đại từ 90cm đến 120cm. Cồng chiêng có thể được dùng đơn lẻ hoặc dùng theo dàn, bộ từ 2 đến 12 hoặc 13 chiếc, thậm chí có nơi từ 18 đến 20 chiếc.

Trong lễ hội Cồng Chiêng tại Đà Lạt người ta thường biểu diễn những lễ hội như: lễ Đâm trâu, Mừng nhà rông, Mừng lúa mới, Mừng đám cưới, Mừng được mùa,..trong lễ hội có khoảng 40 người chơi các nhạc cụ khác nhau, mỗi người một nốt và một mô hình tiết tấu, kết hợp lại thành bè, thành giai điệu.

tin-huu-ich-cong-chieng-tay-nguyen-o-da-lat-gia-tri-van-hoa-ngan-doi-279
Cồng Chiêng là gì?

Cồng Chiêng là sản phẩm có giá trị cao, là phương tiện kết nối con người với các thế hệ vô hình trong tự nhiên và biểu lộ cảm xúc đa dạng của con người. Trên Cao Nguyên vẫn còn hàng chục các nghệ nhân tạo ra các bộ chiêng và vẫn giữ được hàng âm chuẩn truyền thống có thể đạt được những cảm xúc tinh tế nhất.

tin-huu-ich-cong-chieng-tay-nguyen-o-da-lat-gia-tri-van-hoa-ngan-doi-279
Cồng Chiêng Tây Nguyên

Cồng Chiêng được sử dụng rộng rãi ở các vùng miền của Việt Nam và trên thế giới nhưng có lẽ không có nơi nào lại hội tụ nhiều truyền thống nhạc chiêng độc đáo đa dạng như ở vùng này. Mỗi dân tộc đều có cách lựa chọn cách khai thác riêng về âm thanh kỳ diệu của cồng chiêng để chúng có thể vang lên tiếng nói tình cảm và khát vọng của dân Tây Nguyên nói chung và Du lịch Đà Lạt nói riêng. 

tin-huu-ich-cong-chieng-tay-nguyen-o-da-lat-gia-tri-van-hoa-ngan-doi-279
Tính thiêng liêng của Cồng Chiêng Tây Nguyên

Văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên

Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào ngày 15 tháng 11 năm 2005. Sau Nhã nhạc cung đình Huế, đây là di sản thứ hai của Việt Nam được nhận danh hiệu.

 

Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên bao gồm các yếu tố bộ phận sau: Cồng Chiêng, các bản nhạc tấu bằng cồng chiêng, những người chơi cồng chiêng, các lễ hội có sử dụng cồng chiêng (Lễ mừng lúa mới, Lễ cúng Bến nước…), những địa điểm tổ chức các lễ hội đó (nhà dài, nhà rông, nhà gươl, rẫy, bến nước, nhà mồ, các khu rừng cạnh các buôn làng Tây Nguyên…).

tin-huu-ich-cong-chieng-tay-nguyen-o-da-lat-gia-tri-van-hoa-ngan-doi-279
Cồng Chiêng Tây Nguyên mãi ngân vang

Hiện tại, ở các vùng có cồng chiêng như ở Đà LạtTây nguyên, Lễ hội Cồng Chiêng được tổ chức hàng năm là một hoạt động vừa có ý nghĩa bảo tồn bản sắc văn hóa vừa là một sản phẩm du lịch ăn khách khi du lịch Đà Lạt

Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên hiện đang được tái hiện ở nhiều địa điểm ở thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng để phục vụ khách du lịch. Du khách tới đây được trải nghiệm hầu hết các tín ngưỡng sinh hoạt của đồng bào dân tộc Tây Nguyên như nghi lễ đốt đuốc bắt đầu lễ hội cồng chiêng, tiếng đàn Trưng, hay thưởng thức rượu cần.

tin-huu-ich-cong-chieng-tay-nguyen-o-da-lat-gia-tri-van-hoa-ngan-doi-279
Điệu múa trong nghi lễ

Mỗi người sẽ có những ý kiến khác nhau về không gian văn hóa Tây Nguyên, được bảo tồn nguyên trạng không gian văn hóa ấy, tạo ra những thay đổi cho phù hợp với cho cuộc sống hiện đại có lẽ đó là điều tùy thuộc vào mỗi góc nhìn của chúng ta.

Đến với tour du lịch Đà Lạt, thăm thành phố tình yêu và đừng bỏ qua nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Lạch cư ngụ tại chân núi Lang Biang – Lễ hội Cồng Chiêng. Đến đây chúng ta sẽ hiểu thêm phần nào cuộc sống và văn hóa của người dân Đà Lạt.

tin-huu-ich-cong-chieng-tay-nguyen-o-da-lat-gia-tri-van-hoa-ngan-doi-279
Những câu chuyện về Cồng Chiêng Tây Nguyên được giữ gìn và phát huy

Lễ hội Cồng Chiêng Tây Nguyên ở Đà Lạt ngày nay

Để giữ được một nền văn hóa đặc sắc không pha lẫn vào đâu, người ta đã tổ những lễ hội về cồng chiêng Tây Nguyên, lễ hội này được tổ chức hàng năm và được thay phiên nhau tổ chức ở 5 tỉnh Tây Nguyên đó là : Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng và những người biểu diễn loại hình văn hóa đặc sắc này là cư dân các dân tộc Tây Nguyên: Bana, Xêđăng, Mnông, Cơho, Rơmăm, Êđê, Giarai

tin-huu-ich-cong-chieng-tay-nguyen-o-da-lat-gia-tri-van-hoa-ngan-doi-279
Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên ở Đà Lạt

Lễ hội được mở ra nhằm quảng bá hình ảnh văn hóa về cồng chiêng Tây Nguyên và thu hút rất nhiều du khách trong nước và quốc tế. Lễ hội được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào ngày 15 tháng 11 năm 2005, kể từ lúc được UNESCO công nhận lễ hội càng ngày càng thu hút khách du lịch góp phần xây dựng hình ảnh đất nước con người Việt Nam.

Lễ hội Cồng Chiêng Tây Nguyên được tổ chức hàng năm thay phiên nhau ở các tỉnh trong đó có tỉnh Lâm Đồng và thường thì tổ chức ở Đà Lạt và các dịp Festival Hoa Đà Lạt, đây cũng chính là cơ hội để bạn khám phá lễ hội Cồng Chiêng và tham quan Đà Lạt luôn.

tin-huu-ich-cong-chieng-tay-nguyen-o-da-lat-gia-tri-van-hoa-ngan-doi-279
Cồng Chiêng Tây Nguyên, niềm tự hào dân tộc

Nếu bạn đi du lịch Đà Lạt vào những ngày thường không ngay vào dịp lễ hội Cồng Chiêng thì bạn đừng quá tiếc nuối vì ở Đà Lạt có những địa điểm tổ chức các lễ hội Cồng Chiêng theo yêu cầu của bạn. Hiện nay được biết một số công ty du lịch ở Đà Lạt đã tạo ra các tour khám phá lễ hội Cồng Chiêng được rất nhiều người tham gia, vì thế bạn muốn tìm hiểu về lễ hội Cồng Chiêng thì chỉ việc đặt tour ở các công ty du lịch Đà Lạt.Thường được tổ chức vào ban đêm mọi người ngồi xung quanh đốt lửa trại thưởng thức rượu cần và thịt rừng nướng xem những người dân tộc họ biểu diễn.

Nếu các bạn có chuyến du lịch tại Đà Lạt thì đừng quên tham quan tour du lịch Đà Lạt nhé để khám phá một nền văn hóa dân tộc Tây Nguyên đặc sắc này nhé.

tin-huu-ich-cong-chieng-tay-nguyen-o-da-lat-gia-tri-van-hoa-ngan-doi-279
Tôn vinh và phát huy giá trị văn hóa Cồng Chiêng