Chùa Đất Sét là tên gọi thân thương mà người dân ở nơi đây thường gọi cho Bửu Sơn Tự. Ngôi cổ tự độc đáo này tọa lạc ở đường Lương Định Của thuộc thành phố Sóc Trăng. Từ bao đời nay, tuy nhỏ bé nhưng nơi đây lại chứa đựng cả một không gian kiến trúc độc đáo. Và đặc biệt là câu chuyện hấp dẫn về người trụ chì đầu tiên, về những kỷ lục và hiện vật phi thường mà nơi này đang nắm giữ.

Giới thiệu sơ lược về chùa Đất Sét

Địa chỉ: Số 286, đường Tôn Đức Thắng, khóm 1, phường 5, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng

Không chỉ nổi bật với vô số lễ hội đặc sắc, Sóc Trăng - tỉnh thành tọa lạc ở vùng hạ lưu Nam sông Hậu còn sở hữu hàng trăm công trình kiến trúc tôn giáo lớn nhỏ và được mệnh danh là "xứ sở chùa vàng". Bửu Sơn Tự hay Chùa Đất Sét chính là một trong những địa điểm du lịch tâm linh độc nhất vô nhị nằm trong số đó. Đây là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh đã được chính quyền xếp hạng và vinh danh vào ngày 10/12/2010.

tin-huu-ich-chua-dat-set-ngoi-chua-doc-dao-o-tinh-soc-trang-264
Bửu Sơn Tự Chùa Đất Sét

Lịch sử chùa Đất Sét Sóc Trăng

Chùa Đất Sét là tên gọi thân thương mà người dân ở nơi đây thường gọi cho Bửu Sơn Tự. Ngôi cổ tự độc đáo này tọa lạc ở đường Lương Định Của thuộc thành phố Sóc Trăng. Từ bao đời nay, tuy nhỏ bé nhưng nơi đây lại chứa đựng cả một không gian kiến trúc độc đáo. Và đặc biệt là câu chuyện hấp dẫn về người trụ chì đầu tiên, về những kỷ lục và hiện vật phi thường mà nơi này đang nắm giữ.

tin-huu-ich-chua-dat-set-ngoi-chua-doc-dao-o-tinh-soc-trang-264
Chánh điện chùa Đất Sét

Theo như những lời kể lại của con cháu dòng hộ Ngô, thì chùa Đất Sét Sóc Trăng được hình thành từ đầu thế kỷ thứ 20. Ban đầu đây chỉ là nơi để ông nội của Võ Kim Tòng – người đã làm nên những bức tượng đất sét độc đáo sau này tu tại nhà. Sau này khi ông Tòng được sinh ra vì ốm yếu và gầy gò nên được người thân đưa vào trong chùa để hàng ngày tụng kinh, niệm Phật cũng như chữa bệnh mong ngày khỏi.

Vậy mà sức khỏe của ông dần khá lên nên do vậy ông Tòng quyết đi tu để trụ chì chùa. Vào năm 1928, trong quá trình sửa sang lại ngôi chùa Ông Ngô Kim Tòng được Phật báo mộng. Làm theo như lời chỉ dạy, Ông đi về hướng Tây tìm đất sét và mày mò làm nên những bức tượng để thờ với đủ hình dáng khác nhau. Quá trình làm tượng cũng vất vả do phải phơi khô, giã và lọc bỏ rễ cây, trộn với bột nham ô đước,...

tin-huu-ich-chua-dat-set-ngoi-chua-doc-dao-o-tinh-soc-trang-264
Chùa Đất Sét Sóc Trăng - tượng Phật

Tiếp sau đó, đến những năm 30-40 của TK 20 trong chùa Đất Sét ở Sóc Trăng lại xuất hiện thêm 2 tòa tháp Đa Bảo Bảo Tòa độc đáo không kém. Điều kỳ lạ là khi ông hoàn thành tất cả mọi việc trang trí trong chùa cũng như hoàn tất các bức tượng Phật để thờ phụng và trưng bày thì Ông viên tịch như là đã nhắm mắt viên mãn với những gì mình làm. Ngày nay, ngôi chùa được người em út đã cao tuổi trông nom hàng ngày.


Kiến trúc chùa Đất Sét

Khu vực cổng chính của chùa Đất Sét Sóc Trăng được chia thành tam quan, phía trên lợp ngói. Phần chánh điện quay về hướng Đông, có bàn thờ của nghệ nhân Ngô Kim Tòng. Chùa ngoảnh mặt vào trong, mặt lưng đưa ra ngoài, phía trước ấn tượng với những hàng cột được dựng bằng đất sét. Đi tiếp vào bên trong bạn sẽ thấy những gian thờ các vị Phật, Ngọc hoàng,…

tin-huu-ich-chua-dat-set-ngoi-chua-doc-dao-o-tinh-soc-trang-264
Bàn thờ chùa Đất Sét, Sóc Trăng

Các chi tiết hoa văn hình long phụng được đắp lên khá sinh động. Nổi bật nhất là những pho tượng đủ hình hài do ông Tòng tưởng tượng ra đều được làm bằng đất sét. Tất cả những bức tượng và đặc biệt là 24 cây cột chống cho toàn bộ ngôi chùa đều được làm từ đất sét bằng chính đôi bàn tay tài hoa của ông Ngô Kim Tòng.

Để tạo độ chắc chắn ông còn gắn đất với keo và bột than đước, sau đó sơn một lớp sơn dầu bên ngoài để được bền chắc qua thời gian. Khung cảnh chùa Đất Sét Sóc Trăng cũng khá đơn sơ và bình dị. Hình ảnh với mái tôn lợp 2 tầng, các phần khác làm bằng ván gỗ. Màu sắc đỏ và vàng nổi bật trong trang trí khiến cho nơi đây vô cùng nổi bật nhưng cũng mộc mạc không kém. 

tin-huu-ich-chua-dat-set-ngoi-chua-doc-dao-o-tinh-soc-trang-264
Những bức tượng linh thú được tạo tác tỉ mỉ và có hồn

Ngoài ra tại Bửu Sơn Tự còn có 4 cặp đèn cầy khổng lồ mang đến tên tuổi cho ngôi chùa này. Được biết cuối đời, ông đã tạm ngưng đắp tượng và tiến hành đúc đèn cầy dựng tại các tòa chánh điện trong chùa. Với khối lượng 200kg cùng chiều cao 2m được tạo hình rất kỳ công, ước tính mỗi cặp đèn như như vậy có thể cháy liên tục hơn 70 năm, riêng loại đèn cầy nhỏ hơn nặng khoảng 100kg thì cháy 40 năm. Từ ngày ông Ngô Kim Tòng viên tịch đến nay, loại đèn cầy nhỏ này được thắp vào mỗi dịp rằm tháng 7 và đã cháy được 1/5 cây.

tin-huu-ich-chua-dat-set-ngoi-chua-doc-dao-o-tinh-soc-trang-264
Nơi có 8 cây nến khổng lồ ở chùa Đất Sét

Trong suốt những năm qua, ngôi chùa này vẫn được những người con trong gia đình dòng họ Ngô thay nhau tiếp quản, trông nom và hương khói. Những bức tượng, cặp nến,… vẫn luôn được gìn giữ không chỉ là tài sản cá nhân mà giờ đây còn được nhiều người biết đến. Chùa không thu phí, người dân và khách du lịch vẫn thường đến đây để tham quan và cúng bái.