Đến du lịch Phan Thiết, có một địa điểm mang nét văn hóa dân tộc Chăm rất đặc biệt và mới lạ mà du khách không thể bỏ qua đó chính là tháp PoSahInư. Tháp Chàm PoSahInư là một công trình kiến trúc của vương quốc Chăm Pa có giá trị nghệ thuật, lịch sử, văn hóa, kiến trúc nên đã dần trở thành điểm tham quan hấp dẫn du khách khi có dịp đến với thành phố Phan Thiết.

Tháp Po Sah Inư (còn gọi là Đền Po Sah Anaih hay Tháp Chăm Phố Hài) là một nhóm di tích đền thờ Ấn Độ Giáo hay còn gọi là tháp Chăm, của Vương quốc Chăm Pa, nằm trên đồi Bà Nài, thuộc phường Phú Hài, cách trung tâm thành phố Phan Thiết 7 km về hướng Đông-Bắc.

Nhóm tháp này có phong cách kiến trúc Hòa Lai - một trong những phong cách nghệ thuật cổ của Chămpa. Tuy chỉ có kích thước vừa và nhỏ, nhưng nó chắt lọc được những tinh hoa kỹ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí của người Chăm xưa tạo nên vẻ uy nghiêm và kỳ bí. Nhóm đền tháp Po Sah Inư là một trong những cụm tháp Chàm còn tương đối nguyên vẹn.

tin-huu-ich-thap-posahinu-tinh-hoa-kien-truc-nguoi-cham-tai-binh-thuan-312
Khám phá Tháp PoSahInư Thành phố Phan Thiết.

Lịch sử Tháp Chàm PosahInư

Quần thể tháp PoSahInư là một nhóm di tích đền tháp được xây dựng vào khoảng cuối thế kỉ thứ 8, đầu thế kỷ thứ 9 tại Vương quốc Chăm Pa cổ, thờ thần Shiva – một trong những vị thần Ấn Độ giáo được sùng bái và tôn kính nhất trong văn hóa Chăm Pa. 

 

Đến thế kỷ 15, quần thể tháp được xây dựng thêm một số đền thờ với kiến trúc đơn giản để thờ công chúa PoSahInư – con vua Para Chanh. Công chúa PoSahIư là người được nhân dân yêu quý về tài đức và phép ứng xử. Bà cũng chính là người đã chỉ dạy nhân dân trồng lúa nước, dệt vải thổ cẩm, trồng trọt, chăn nuôi…

tin-huu-ich-thap-posahinu-tinh-hoa-kien-truc-nguoi-cham-tai-binh-thuan-312
Vẻ đẹp huyền bí Tháp PoSahInư.

Năm 1992 – 1995, những cuộc khai quật khảo cổ tại đây đã phát hiện ra ngoài 3 tháp chính, khu này ngày xưa có một đền thờ lớn nhưng đền thờ này đã bị chôn vùi sâu dưới lòng đất từ hơn 300 năm.

Năm 1990 – 2000 tháp đã được tu bổ, tôn tạo và hiện nay đã hoàn thành việc tu bổ di tích.

Với những nét đặc sắc kiến trúc vô cùng độc đáo, cùng những giá trị to lớn về văn hóa, lịch sử, tháp Chàm PoSahInư Phan Thiết đã được bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia vào năm 1991.

 

tin-huu-ich-thap-posahinu-tinh-hoa-kien-truc-nguoi-cham-tai-binh-thuan-312
Tháp Chàm PoSahInư Phan Thiết - Bình Thuận.

Ngỡ Ngàng Trước Lối Kiến Trúc Hòa Lai Của Tháp Chàm Phan Thiết

Quần thể tháp Chàm là một tuyệt tác của dân tộc Chăm để lại cho nhân loại. Tuy chỉ có kích thước vừa và nhỏ nhưng nó chắt lọc những tinh hoa kỹ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí của người Chăm xưa tạo nên vẻ uy nghiêm và kì bí. Tháp được xây dựng theo phong cách kiến trúc Hòa Lai – kiểu kiến trúc thành công nhất, đẹp nhất của người Chăm Pa.

tin-huu-ich-thap-posahinu-tinh-hoa-kien-truc-nguoi-cham-tai-binh-thuan-312
Kiến trúc Hòa Lai ở Tháp Chàm PoSahInư Phan Thiết.

Tháp Chính A là ngôi đền có quy mô nguy nga và tráng lệ nhất trong quần thể tháp Chàm PoSahInư. Tòa tháp này cao 15 mét, gồm có 4 tầng,  với 4 cửa hình tam giác hướng về 4 phía. Càng lên cao, diện tích của tòa tháp càng nhỏ lại tạo thành hình chóp đặc trưng của kiến trúc Chăm Pa cổ. Các hoạt tiết trang trí được thực hiện vô cùng tỉ mỉ và công phu. Đặc biệt chúng được sắp xếp hết sức hài hòa, đem đến cho chúng ta cảm giác không hề bị nặng nề và rối mắt.

tin-huu-ich-thap-posahinu-tinh-hoa-kien-truc-nguoi-cham-tai-binh-thuan-312
Toàn bộ Tháp đều được xây dựng bằng gạch đỏ.

Tháp phụ B nằm ở phía Bắc của tòa tháp chính có chiều cao khoảng 12 mét. Nhìn tổng thể, tòa B có kiến trúc khá tương đồng với tòa tháp chính. Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ bạn sẽ thấy rằng các hoa văn điêu khắc và trang trí đã được tiết chế hơn nhiều. Nếu tòa chính thờ thần Shiva thì tòa B chính là nơi thờ Thần Bò Nandi. Đây là vật cưỡi của thần Shiva.

tin-huu-ich-thap-posahinu-tinh-hoa-kien-truc-nguoi-cham-tai-binh-thuan-312
Tháp phụ B thờ thần Shiva.

Tháp C được xây dựng để thờ thần lửa. Chính vì vậy khi nhìn từ xa bạn sẽ thấy tháp C rất giống với một căn bếp. Tuy nhiên hiện nay chiều cao của tòa tháp này chỉ còn lại khoảng 4 mét với duy nhất một cửa ở phía Đông. Các hoạt tiết trang trí trải qua hàng nghìn năm cũng đã bị bào mòn khá nhiều.

tin-huu-ich-thap-posahinu-tinh-hoa-kien-truc-nguoi-cham-tai-binh-thuan-312
Tháp Chàm PoSahInư và bí ẩn Văn hóa người Chăm

Trải Nghiệm Thú Vị Các Lễ Hội Ở Tháp PoSahInư

Hàng năm, khu di tích tháp PoSahInư được đông đảo người Chăm từ các vùng lân cận đến cúng viếng cầu bình an, làm lễ cầu mưa, hay cầu cho những chuyến đi biển được bình yên, cùng những nghi lễ truyền thống khác thể hiện sự tưởng nhớ công ơn của người xưa và sự sùng bái thần linh… được lưu truyền từ đời này sang đời khác.

tin-huu-ich-thap-posahinu-tinh-hoa-kien-truc-nguoi-cham-tai-binh-thuan-312
Cảnh tượng đông đúc tại Tháp Chàm PoSahInư

Còn có lễ hội Katê với nhiều tiết mục đặc sắc được diễn ra vào tháng 7 âm lịch là vào khoảng tháng 9 – 10 dương lịch. Vào ngày này sẽ có các điệu múa nhịp nhàng uyển chuyển đi kèm với những nhạc cụ truyền thống như: trống Ginăng, trống Paranưng, chiêng, kèn Xaranai, Grong (lục lạc), đàn Kanhi… làm say đắm khách phương xa đến du lịch Phan Thiết

Vào những ngày thường, khách du lịch đến tham quan tháp PoSahInư vẫn có thể thưởng thức những tiết mục nghệ thuật dân gian Chăm được ban quản lý tổ chức theo yêu cầu và xem nghệ nhân trình diễn nghề dệt vải thủ công.

 

tin-huu-ich-thap-posahinu-tinh-hoa-kien-truc-nguoi-cham-tai-binh-thuan-312
Huyền bí vẻ đẹp ngàn năm của Tháp Chàm PoSahInư

Trải qua biết bao biến cố và thăng trầm, tháp Chàm PoSahInư đã bị phá hủy nhiều tuy nhiên đây vẫn luôn được xem là công trình kiến trúc đặc sắc nhất của người Chăm Pa mà bạn không thể bỏ qua. Đừng quên tham khảo các chương trình Tour Du Lịch Phan Thiết để được trải nghiệm một nét văn hóa cổ Bí ẩn của người Chăm Pa còn xót lại trên đất nước Việt Nam một cách trọn vẹn nhất.